6 “bẫy” trầm cảm bạn cần tránh

Những bẫy trầm cảm khiến cho tâm trạng bạn càng thêm rối ren như một vòng luẩn quẩn. Dưới đây là 6 cạm bẫy hành vi thường đi kèm với trầm cảm mà bạn nên tránh:

1. Tự cô lập bản thân

Tự cô lập bản thân là dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh trầm cảm.

TS. Stephen Ilardi, Đại học Kansas nói rằng: “Khi chán nản, chúng ta thường có xu hướng khép mình và tránh thế giới bên ngoài. Nhưng ngược lại, điều bạn nên làm những lúc buồn chán lại chính là kết nối thế giới”.

Bạn nên tiếp xúc, gần gũi với bạn bè và gia đình nhiều hơn. Hãy tạo một danh sách những người mà bạn muốn gặp gỡ, trò chuyện trong cuộc sống và đến gần họ hơn.

2. Trầm tư

Một trong những dấu hiệu của trầm cảm là sự trầm tư, mặc tưởng. Người bệnh thường nghiền ngẫm về những sự mất mát và thất bại. Từ đó, khiến cho họ cảm thấy bản thân tồi tệ hơn.

Một ví dụ nhỏ, trong cửa hàng tạp hóa, bạn thấy rằng nhân viên mỉm cười với những người ở phía trước của bạn, nhưng không mỉm cười với bạn. Điều nhỏ ấy cũng có thể làm bạn rất buồn.

TS. Ilardi cho rằng: "Khi bị trầm cảm lâm sàng, bệnh nhân thường dành rất nhiều thời gian và năng lượng cho những suy nghĩ tiêu cực trong một thời gian dài”.

Chúng ta có thể khắc phục sự cố bằng cách chuyển hướng chú ý của bạn vào những hoạt động khác, chẳng hạn như tham gia một chương trình xã hội hoặc đọc một cuốn sách yêu thích.

3. Tìm đến rượu và chất kích thích

Tìm đến rượu hoặc ma túy để trốn tránh thế giới cũng có thể được coi là dấu hiệu của trầm cảm, hoặc nó có thể khiến bệnh trầm cảm của bạn trở nên tồi tệ hơn. Rượu đôi khi có thể làm giảm chút lo lắng, nhưng chắc chắn gây hại cho hệ thần kinh trung ương, ngoài ra, còn làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn, gây trầm cảm.

Cách khắc phục là hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia trị liệu nếu bạn nhận thấy rằng thói quen uống rượu đang làm cho bạn cảm thấy tồi tệ hơn. Rượu còn làm vô hiệu tác dụng của thuốc chống trầm cảm.

4. Bỏ thói quen tập thể dục

Nếu bạn là người thích tập thể dục, việc giảm một loạt các bài tập có thể báo hiệu rằng có điều gì đó không ổn trong cuộc sống. Bạn thậm chí còn không muốn tập luyện, dù đó là lời khuyên của bác sĩ.

Trên thực tế, việc tập thể dục có tác dụng chống trầm cảm rất tốt vì có thể làm tăng nồng độ Srotonin và Dopamine, hai hóa chất trong não thường bị thiếu hụt khi bạn chán nản.

Cách khắc phục là bạn có thể tìm ai đó tin tưởng để giúp bạn bắt đầu tập thể dục trở lại. Người đó có thể là một huấn luyện viên hoặc người thân của bạn.

5. Ăn nhiều đường

Khi tinh thần chùng xuống, bạn thấy mình thèm đồ ngọt hoặc đồ ăn vặt giàu Carbs và đường. Đường có tác dụng lấy lại tinh thần, nhưng chỉ là tạm thời.

Cách khắc phục là tránh tiêu thụ quá nhiều đường và gây ra những hậu quả không thể tránh khỏi. Một chế độ ăn lành mạnh chính là sự lựa chọn của những người khôn ngoan.

6. Nghĩ tiêu cực

Khi chán nản, bạn dễ bị suy nghĩ tiêu cực. Đó là một cái bẫy khổng lồ có thể nhanh chóng đưa bạn đến trầm cảm. Nếu những suy nghĩ tiêu cực kéo dài quá lâu, bệnh trầm cảm sẽ ngày càng nặng hơn.

Cách khắc phục là đừng quá lệ thuộc vào những kết quả không như mong muốn. Bạn có quyền kiểm soát nhiều hơn trong hành động của bản thân về những gì đang làm và không muốn làm. Sự kiểm soát tốt sẽ mang lại những kết quả tích cực hơn.

An Nhiên

Theo Webmd

Video

Tim kiếm

Tin tức

Bản đồ

Liên kết