Công nghệ dùng phổi lợn lọc máu người
Các nhà khoa học Mỹ đang thử nghiệm công nghệ chỉnh sửa gene phổi lợn, khiến chúng có thể lọc được máu người và tiến tới cấy ghép cho người trong tương lai.
Theo National Georgraphic, trong phòng thí nghiệm của tiến sĩ Lars Burdorf ở đại học Y Maryland, Mỹ, các nhà khoa học đang thử nghiệm công nghệ chỉnh sửa gene CRISPR, loại bỏ virus có hại với người trong nội tạng lợn.
Mặc dù hiện nay chưa thể dùng nội tạng lợn để cấy ghép cho người nhưng thử nghiệm cấy ghép nội tạng lợn cho động vật linh trưởng đã đạt được một số thành công nhất định. Bằng cách chỉnh sửa gene phổi lợn theo gene người, chúng sẽ không thải loại máu người nữa, mà oxy hóa chúng.
Hàng trăm nghìn người Mỹ đang chờ nội tạng cấy ghép. Kỹ thuật CRISPR sẽ thay đổi cuộc chơi này, cho phép sử dụng nội tạng động vật để cấy ghép cho người. Lợn là ứng viên "động vật có vú" hàng đầu để lấy tạng, vì nội tạng của chúng tương tự kích cỡ người.
Tuy nhiên, nội tạng của lợn thường bị virus nội sinh lợn (PERV, tương tự virus HIV) lây nhiễm, gây hại cho người. Đây là điểm hạn chế của việc sử dụng nội tạng lợn để cấy ghép cho người. Kỹ thuật CRISPR đã mở ra tương lai mới, loại trừ hạn chế này.
Theo VNE