Mới nghe tưởng khó hiểu nhưng với chuyên gia khoa tâm lý thì không. Lý do khiến nhóm tốn nhiều tiền cho công ty du lịch, nhưng tiền càng mất tật càng mang là vì họ không biết cách “tắt máy” hẳn hoi nên máy không thể nguội.
Thú chơi chim và nghe chim hót là một cách thư dãn của người dân Hà Nội. (Ảnh: LHT)
Có một điều rõ ràng, cũng theo phân tích của các nhà nghiên cứu về hội chứng “mệt mỏi kinh niên”, người có cảm giác mong muốn được nghỉ ngơi nơi xa vắng là đối tượng tuy bề ngoài còn xôm tụ nhưng trên thực tế đã quá mệt mỏi với áp lực thời gian, đã quá chán chường với công việc đơn điệu theo kiểu một ngày như mọi ngày. Thêm vào đó, họ thường là tấm bia rất gần của nhiều đòn đánh lén từ đồng nghiệp, đối thủ, cấp trên lẫn thuộc hạ… Họ vì thế cần “tắt máy” để cơ thể được nghỉ xả hơi thay vì sống chung với stress. Phần lớn trong số họ, tất nhiên phần vì chén cơm manh áo, vì trách nhiệm với gia đình, với tập thể nên không thể đóng cửa cái rụp.
Sau một tuần kéo cày rã máy, nhiều người có khuynh hướng ngủ bù vào cuối tuần vì tưởng càng ngủ được nhiều càng mau khỏe mà không ngờ là giờ nghỉ cuối tuần vì qua rất nhanh nên cơ thể chưa kịp thích ứng thì lại vào đầu tuần. Hậu quả là nhịp sinh học bị xáo trộn càng lúc càng trầm trọng.
Thay vì ngã bệnh oan uổng như thế, thầy thuốc sành nhịp sinh học đồng lòng khuyên người muốn nghỉ cho mau khỏe nên lưu ý một nguyên tắc khác quan trọng hơn nhiều. Đó là tìm mô hình sinh hoạt trái với công việc thường ngày. Nói cụ thể hơn, người ngồi yên vì làm việc văn phòng cần tham gia hoạt động thể dục thể thao, làm vườn, trồng cây… Trái lại, người mỏi nhừ vì công việc chân tay cần tìm thú giải trí nặng phần tư duy thư dãn như bách bộ, chụp ảnh nghệ thuật, nghe nhạc êm dịu, đánh cờ… Ai làm được chuyện trái ngược người đó dù nghỉ ít vẫn khỏe.