MỖI KHI CĂNG THẲNG TÔI CHỈ MUỐN ĐẬP PHÁ ĐỒ ĐẠC

Stress xuất phát từ công việc, tài chính, cuộc sống gia đình, nếu không được giải tỏa kịp thời để đẩy lùi cơn stress, những người này sẽ rất dễ bị ức chế tâm lý, thậm chí dẫn đến trầm cảm.

Người Việt chúng ta thường nói “Giận quá mất khôn” - câu thành ngữ này dùng để ám chỉ những người nóng tính, vì một sự bực tức hoặc căng thẳng mà có thể có những lời nói cũng như hành động thiếu kiểm soát. Trước là xúc phạm một cá nhân nào đó ngoài bản thân bằng lời nói, hai là đập phá đồ đạc xung quanh mà ngay cả họ cũng không biết mình đã làm gì. 

Cuộc sống bận rộn với nhiều áp lực khiến con người ngày càng trở nên nóng nảy, căng thẳng nhiều hơn. Chẳng ai thích stress vì nó mang lại những hậu quả không tốt đẹp cho họ, với mỗi một người lại có cách ứng phó với stress khác nhau. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể kiềm chế bản thân một cách tốt nhất.

Bạn Hoài Thương (25 tuổi, TPHCM) cho biết: “Em năm nay 25 tuổi và đã từng trải qua một đợt điều trị tâm lý nhưng vẫn không khỏi hoàn toàn. Mỗi lần có chuyện gì xảy ra em đều rất khó giữ được bình tĩnh và thường xuyên có cảm giác muốn đập phá thứ gì đó, hay thậm chí muốn làm tổn thương chính bản thân để cảm thấy dễ chịu hơn.

Em cảm thấy rất mệt mỏi vì điều này nhưng không biết phải làm thế nào để thay đổi được. Đây có phải là một dạng bệnh tâm lý không ạ?”

Stress xuất phát từ công việc, tài chính, cuộc sống gia đình. Một số người sẽ tìm những cách tích cực để giải tỏa stress như đi spa, du lịch, nghe nhạc. Bên cạnh đó, cũng có nhiều người vì quá căng thẳng nên có phản ứng tiêu cực. Họ sẵn sàng đập phá đồ đạc, chửi bới hoặc rất dễ nóng giận với người xung quanh. Nếu không được giải tỏa kịp thời để đẩy lùi cơn stress, những người này sẽ rất dễ bị ức chế tâm lý, thậm chí dẫn đến trầm cảm.

Với trường hợp của bạn chưa nêu rõ lắm một số chi tiết, do đó chúng tôi có những câu hỏi ngược dành cho bạn để có thể nắm rõ hơn tình hình mà bạn đã trải qua:

- Lý do bạn đi điều trị tâm lý?

- Người điều trị tâm lý của bạn là ai ? (chuyên gia về tâm lý hay là Bác sĩ chuyên khoa tâm thần)

- Cho biết chẩn đoán của các chuyên gia  là gì? 

- Bạn có xuất hiệng các triệu chứng phụ như: Có bị cảm giác lo lắng , bồn chồn , đứng ngồi không yên? Bạn có bị mất ngủ, hay đêm ngủ có nằm mơ thấy ác mộng gì không?  Bạn có cảm giác trầm buồn, chán nản, giảm sở thích không hoặc có bị mất tập trung khi làm việc không?

Nếu bạn có xuất hiện một số trường hợp trên thì chúng tôi dự đoán bệnh lý hiện tại của bạn là: Phản ứng stress cấp.

Những điều bạn cần làm:

- Đến Bác sĩ chuyên khoa về tâm thần để khám trực tiếp, mục đích phát hiện thêm các triệu chứng bất thường, có chẩn đoán chính xác hơn.

- Nghỉ ngơi, thư giãn xả stress bằng cách tập yoga hoặc ngồi thiền.

- Tận hưởng  kỳ nghỉ phép để đi du lịch, không điện thoại, không tin nhắn trong suốt kỳ nghỉ.

- Gặp gỡ bạn bè thuộc môi trường khác ( không liên quan đến công việc hằng ngày).

Những điều bạn cần tránh:

- Ôm đồm quá nhiều công việc, làm việc thiếu khoa học, không có sự sắp xếp thứ tự công việc để giải quyết một cách hiệu quả.

- Thiếu thời gian nghỉ ngơi thư giãn sau một tuần làm việc mệt mỏi.

- Sau giờ làm việc chỉ biết nằm vùi, lười tập thể dục và rèn luyện thể chất.

- Thiếu cởi mở chia sẻ với những người thân bên cạnh.

Chúc bạn sớm vượt qua căng thẳng và có một cuộc sống lành mạnh, vui vẻ hơn.

Theo BS.CK II Trần Minh Khuyên - Chuyên khoa Tâm thần kinh - Trị liệu Tâm lý, Giám định viên Pháp y Tâm thần / SKCĐ

Video

Tim kiếm

Tin tức

Bản đồ

Liên kết