I. DỊCH TỂ HỌC :
1. Tỉ lệ bệnh :
Có khoảng 10% - 15% người lớn trong dân số chung có ít nhất một cơn trầm cảm nặng trong giai đoạn nào đó của cuộc sống
2. Tuổi phát bệnh :
Rối loạn trầm cảm nặng có thể bắt đầu ở bất kỳ tuổi nào và thường nhất trong lứa tuổi 20- 50, tuổi trung bình thường gặp khoảng 40 tuổi. Tần suất bệnh ngày càng gặp nhiều ở nhóm người dưới 20 tuổi, có liên quan đến lạm dụng rượu và ma túy .
3. Giới tính :
Trầm cảm thường gặp ở nữ gấp 2 lần ở nam giới
4. Tình trạng kinh tế xã hội :
Dù chưa có công trình nào xác minh rõ rệt nhưng trầm cảm thường gặp ở những vùng nông thôn hơn là thành thị .
5. Tình trạng hôn nhân :
Tỉ lệ của rối loạn trầm cảm nặng cao đáng kể ở người có mối quan hệ xã hội kém hoặc ly dị hoặc góa bụa .
II. BỆNH NGUYÊN :
1. Di truyền :
Các nghiên cứu tần suất bệnh trên sinh đôi, trong gia đình và ở dân số chung đã đưa đến phát hiện yếu tố di truyền ít nhất là trong một số của rối loạn trầm cảm. Tỉ lệ bệnh ở sinh đôi cùng trứng là 65%-75%, trong khi ở trẻ sinh đôi khác trứng chỉ là 14%-19%.
2. Bất thường trong dẫn truyền thần kinh :
+ Norepinephrine : Việc các thuốc như Imipramine, Desiprarmine làm ức chế sự tái hấp thu Norepinephrine ở tế bào tiền tiếp hợp làm tăng lượng Norepinephrine ở khe , có tác dụng chống trầm cảm khẳng định vai trò của Norepinephrine trong trầm cảm.
+ Serotonine : Việc làm giảm Serotonine có thể thúc đẩy quá trình trầm cảm và trên vài bệnh nhân nhân có xung động tự sát người ta thấy các chất chuyển hóa của Serotonine trong dịch não tủy giảm.
+ Dopamine : Một số công trình cho thấy hoạt động của Dopamine tăng trong hưng cảm và giảm trong trầm cảm. Thuốc là giảm nồng độ Dopamine như Reserpine và bệnh làm giảm nồng độ Dopamine như Parkinson thường đi kèm với trầm cảm.
+ Nội tiết :
- Trục tuyến thượng thận: Mối liên quan giữa tăng tiết cortisol và trầm cảm đã được ghi nhận từ lâu, khoảng 50% bệnh nhân trầm cảm được ghi nhận cortisol không giảm khi được chích với một liều Dexamethasone.
- Trục tuyến giáp : Một trong các xét nghiệm thường làm trên các bệnh nhân trầm cảm là khảo sát vài chức năng của tuyến giáp. Khoảng 1/3 bệnh nhân trầm cảm nặng mặc dù có các xét nghiệm về trục tuyến giáp bình thường vẫn thấy có sự giảm phóng thích Thyroid stimulating hormone (TSH) sau khi chích Thyrotropin releasing hormone (TRH).
III. TRIỆU CHỨNG :
1. Cảm xúc trầm cảm
2. Mất hứng thú
3. Ăn mất ngon
4. Rối loạn giấc ngủ
5. Rối loạn tâm thần vận động
6. Mất sinh lực
7. Mặc cảm tự ti và ý tưởng bị tội
8. Thiếu quyết đoán và tập trung giảm
9. Ý tưởng tự sát
10. Lo âu
11. Triệu chứng cơ thể
12. Loạn thần
IV. CHẨN ĐOÁN :
1. Chẩn đoán xác định : Theo DSM-IV ( Tiêu chuẩn chẩn đoán giai đoạn trầm cảm nặng )
+ Tối thiểu 5 trong các triệu chứng dưới đây phải hiện diện trong cùng một giai đoạn kéo dài trong 2 tuần và phải có thay đổi so với chức năng trước đây, ít nhất một trong số các triệu chứng phải là : hoặc khí sắc trầm cảm hoặc mất quan tâm và hứng thú, thỏa mãn.
a. Khí sắc trầm cảm gần như suốt ngày và hầu như hàng ngày .
b. Giảm một cách đáng kể sự quan tâm, hài long và sự vui thích đối với tất cả hoặc hầu như tất cả các hoạt động gần như suốt ngày và hầu như hàng ngày .
c. Tăng cân hoặc sụt cân đáng kể nhưng không phải do ăn kiêng .
d. Mất ngủ hoặc ngủ nhiều, xảy ra hàng ngày .
e. Kích động hoặc chậm chạp tâm thần vận động hầu như hàng ngày .
f. Mệt mỏi và mất sinh lực hầu như hàng ngày .
g. Cảm giác thấy mình vô dụng, không có giá trị hoặc tự thấy tội lỗi quá đáng, hoặc quá mức một cách không hợp lý hầu như hàng ngày .
h. Do dự, giảm năng lực tập trung và suy nghĩ, hầu như hàng ngày .
i. Ý nghĩ về cái chết tái diễn nhiều lần nhưng không có kế hoạch cụ thể, hoặc có toan tính tự tử, hoặc có kế hoạch cụ thể để thực hiện việc tự tử .
+ Các triệu chứng không đáp ứng tiêu chuẩn chẩn đoán giai đoạn hỗ hợp .
+ Về phương tiện lâm sàng, các triệu chứng này gây ra khó chịu nặng nề hoặc làm suy giảm chức năng xã hội, nghề nghiệp … một cách đáng kể
+ Các triệu chứng không phải gây ra do một chất hoặc do một bệnh lý tổng quát .
+ Các triệu chứng này cũng không phải là một sự đau buồn do mất mát, tang tóc . Nghĩa là sau cái chết của người thân, các triệu chứng kéo dài hơn 2 tháng hoặc bệnh nhân có những thay đổi đáng kể về chức năng, quan tâm bệnh tật quá mức, sự ám ảnh bệnh lý thấy mình vô dụng, ý tưởng tự tử, các triệu chứng loạn thần, hoặc chậm chạp về tâm lý – vận động .
2. Chẩn đoán phân biệt :
+ Nguyên nhân thực thể :
- Thuốc : Cai thuốc thường gây trầm cảm như : Reserpine, Propranolol, Steroids, Methyldopa, thuốc ngừa thai, rượu, bồ đà, các thuốc gây ảo giác, có thể gặp trong bệnh cảnh cai thuốc Amphetamine, Benzodiazepine, Barbiturate.
- Nhiễm trùng : viêm phổi, viêm gan, monoclucleosis ( nhiễm trùng bạch cầu đơn nhân ).
- Ung bướu : thường các triệu chứng trầm cảm có rất sớm, đặc biệt là ung thư đầu tụy .
- Rối loạn nội tiết : đặc biệt tuyến giáp, thượng thận, tuyến yên có thể gây trầm cảm .
- Rối loạn ở hệ thầ kinh trung ương : U não, các cơn tai biến mạch máu não .
- Các bệnh hệ thống : bao gồm thiếu máu, suy dinh dưỡng là nguyên nhân thường gặp .
+ Nguyên nhân tâm thần :
- Sa sút : biểu hiện rối loạn trí nhớ và giảm tập trung .
- Phản ứng tâm lý với các bệnh thực thể : Các bệnh nhân đột ngột nằm liệt giường, hoặc các chức năng bị suy giảm do bệnh lý thực thể thường có phản ứng trầm cảm .
- Tâm thần phân liệt : Chẩn đoán phân liệt giữa tâm thần phân liệt và trầm cảm có biểu hiện loạn thần đôi khi rất khó . Trong tâm thần phân liệt, triệu chứng trầm cảm thường sau biểu hiện loạn thần. Trong khi ở trầm cảm có biểu hiện loạn thần, các rối loạn khí sắc thường theo sau hoặc xảy ra đồng thời với các biệu hiện loạn thần .
- Rối loạn cảm xúc phân liệt : Chẩn đoán đôi khi rất khó khăn. Bệnh nhân có các giai đoạn loạn thần mà không có các biểu hiện rối loạn khí sắc.
- Rối loạn lưỡng cực : Bệnh khởi đầu với trầm cảm, do đó trong giai đoạn đầu khó tiên liệu được .
- Tang tóc : Hội chứng trầm cảm thường là phản ứng sau khi mất người thân . Thường gặp là mất ngủ và ăn không ngon miệng.
- Rối loạn nhân cách : nhiều bệnh nhân có rối loạn nhân cách, đặc biệt là nhân cách ranh giới, kịch tính, phụ thuộc và án ảnh cưỡng chế có triệu chứng trầm cảm .
- Lệ thuộc rượu mạn : nghiện rượu thường kèm với các triệu chứng trầm cảm .
- Lo âu : do phần lớn bệnh nhân trầm cảm có lo âu, do đó phân biệt giữa lo âu và trầm cảm không phải úc nào cũng dễ dàng.Thường bệnh nhân lo âu than phiền về các triệu chứng cơ thể hơn là bệnh nhân trầm cảm .
V. ĐIỀU TRỊ :
1. Trị liệu cơ thể :
Thuốc men và choáng điện đặc biệt hữu ích trong điềi trị rối loạn trầm cảm bao gồm triệu chứng loạn thần lẫn triệu chứng cơ thể như : Chống trầm cảm 3 vòng; Ức chế tái hấp thu serotonine chọn lọc; Lithium; IMAO; Choáng điện; Thuốc chống loạn thần; Êm dịu và bình thản .
2. Trị liệu tâm lý :
Các phương pháp trị liệu được đề nghị bao gồm : tâm lý trị liệu cá nhân ; tâm lý trị liệu nhóm ; liệu pháp hành vi nhận thức .
VI . DIỂN BIẾN TIÊN LƯỢNG :
- Rối loạn trầm cảm nặng có thể khởi phát ở bất cứ lứa tuổi nào, thường trong khoản 25-30 tuổi. Các triệu chứng đặc trưng xuất hiện trong khoản vài ngày đến vài tuần và thường bắt đầu với triệu chứng như lo âu lan tỏa, cơn hốt hoảng, ám ảnh sợ, các triệu chứng trầm cảm nhẹ .
- Diễn tiến của cơn tái phát rất khác nhau, có bệnh nhân có các đợt trầm cảm và giữa các đợt có khi đến hàng năm là các giai đoạn hoàn toàn bình thường, có bệnh nhân bị liên tiếp nhiều cơn, có bệnh nhân càng về sau cơn càng dài và thời gian giữa các cơn càng ngắn .
- Cơn trầm cảm có thể hồi phục hoàn toàn, một phần hoặc không hồi phục .
- Các yếu tố sang chấn tâm lý đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy khởi phát cơn đầu tiên hơn là các cơn sau .
- Các yếu tố tiên lượng xấu bao gồm có triệu chứng loạn thần, thời gian cơn dài, môi trường gia đình xấu, có các rối loạn tâm thần đi kèm có lạm dụng chất, khởi phát ở người trẻ, cơn càng về sau càng dài, phải nhập viện .